Khổ 29 Phép Tắc Người Con (Song Ngữ Việt – Anh)

Khổ 29 Phép Tắc Người Con (Song Ngữ Việt – Anh)

Hễ nhận cho, phân biệt rõ.
Cho nên nhiều, nhận nên ít.
Sắp cho người, trước hỏi mình.
Mình không thích, phải mau ngưng.
Ân phải báo, oán phải quên.
Báo oán ngắn, báo ân dài.
When giving and receiving, we should be clear in what we are doing.
It is better to give more and receive less.
Before we ask others to do something, we should first ask ourselves if we would do it.
If not, then we should not ask others to do it.
We should repay the kindness of others; we should let go of our anger.
Spend less time holding grudges and more time repaying
kindness.

Giải nghĩa:

Hễ nhận cho, phân biệt rõ
Cho nên nhiều, nhận nên ít.

Nhận được và cho đi đồ vật nhất định phải phân biệt cho rõ ràng tường tận. Phải cho người khác được nhiều hơn, chính mình nhận ít đi một chút mới có thể rộng kết thiện duyên, cùng qua lại hòa thuận với người.

Sắp cho người, trước hỏi mình
Mình không thích, phải mau ngưng.

Vì vậy trước khi đem đến cho người khác, muốn dặn bảo người làm, việc trước tiên nên phản tỉnh hỏi thử mình xem, nếu đổi lại là mình thì mình có thích không.

Nếu như ngay khi chính mình cũng không thích thì phải lập tức ngừng lại. Khổng Tử nói: “Cái mà mình không muốn thì không nên đem đến cho người” phải đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để vì người khác mà lo nghĩ.

Ân phải báo, oán phải quên,
Báo oán ngắn, báo ân dài.

Nhận ân huệ của người thì phải luôn nghĩ đến báo đáp. Người khác có việc trái ý với mình thì chính mình phải nên mở rộng tâm lượng mà xả bỏ. Những việc oán hận bất bình không nên để lại quá lâu, qua rồi thì thôi vậy. Không nên để ở trong lòng xử phạt chính mình, khổ não chính mình. Cho đến việc người khác có ơn đức với chúng ta, chúng ta phải thường có tâm cảm ân không quên, thường nghĩ báo đáp.