Chữ « SỈ » và những tấm gương đức hạnh Việt Nam

Chữ « SỈ » và những tấm gương đức hạnh Việt Nam

“Sỉ” là xấu hổ. Người biết “sỉ” là một điều đáng quý. Tâm hổ thẹn đối với việc tu dưỡng đạo đức, gây dựng sự nghiệp của một người là rất quan trọng. Người xưa thường đề cao chữ “sỉ”. Nhưng đối với người xưa, xấu hổ không phải là vì tiền bạc thua người, áo xống kém người, mà xấu hổ vì đã không làm tròn bổn phận, xấu hổ vì những điều xằng bậy mình đã nói và làm, xấu hổ vì đã không theo được đến cùng lý tưởng đã vạch ra.

Trong sách “Lễ Ký”, Khổng Phu Tử cho rằng người quân tử khi cầm quyền, có 5 điều xấu hổ:

  1. Có địa vị mà lời ăn tiếng nói không xứng đáng.
  2. Lời ăn tiếng nói xứng đáng mà hành động không xứng đáng.
  3. Đã có đức độ rồi lại làm mất đức độ.
  4. Trị dân mà dân bỏ ra đi.
  5. Người khác trị dân cũng có phương tiện như mình mà lại thâu lượm được kết quả gấp đôi.

Người xưa dạy: “Tri sỉ cận hồ dũng” (Người biết hổ thẹn là đã gần với dũng). Trong quá trình học tập nâng cao đức hạnh, chúng ta phải có dũng khí để học tập, sửa lỗi, cần dũng cảm sửa sai.  Thật sự có thể nhận ra được lỗi lầm của mình đã là một bước tiến lớn trong nhận thức rồi. Bước tiếp theo là điều chỉnh lỗi lầm, có thể khắc chế được phiền não, thói quen xấu của mình, đây mới là người dũng đích thực. Nếu lỗi lầm của mình cũng không sửa đổi, thì cũng giống như lấy thùng bị thủng đáy để đựng nước vậy. Cho nên, phải sửa lỗi lầm thì mới có thể khiến đạo đức của chúng ta được nâng cao. “Người không phải Thánh, ai chẳng lỗi lầm. Lỗi mà biết sửa, còn gì tốt hơn”. Có tâm hổ thẹn thì có thể thành Thánh, thành Hiền. Không có tâm hổ thẹn thì có thể cả đời cũng không thể thành tựu được đức hạnh của chính mình.

Là người Việt, chúng ta hãy lật từng trang sử để càng thêm yêu đất nước và con người Việt Nam. Dân tộc ta có rất nhiều gương sỉ (hổ thẹn), đó đều là những tấm gương sáng để con cháu ngàn đời kế thừa và tiếp nối.

Kính mời Quý vị cùng đọc chương SỈ của cuốn sách “NHỮNG TẤM GƯƠNG ĐỨC HẠNH VIỆT NAM”!

 

08.Những tấm gương đức hạnh Việt Nam (SỈ)