NHỮNG TẤM GƯƠNG ĐỨC HẠNH VIỆT NAM

NHỮNG TẤM GƯƠNG ĐỨC HẠNH VIỆT NAM

Lời mở đầu

Chúng ta đang sống trong thời đại mới, thời đại văn minh 4.0 được cho là thế giới phẳng.

Khoa học với sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin đã làm cho cuộc sống con người ngày được nâng cao.

Lý do biên tập cuốn sách “Những tấm gương đức hạnh Việt Nam”

Thực tế cho thấy giá trị đạo đức của xã hội đặc biệt là giới trẻ đang dần xuống cấp bởi chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa vật chất, chạy theo lối sống hưởng thụ, mà được cho là hợp thời, sành điệu.

Giới trẻ ngày nay bỏ qua những giá trị đạo đức là nền tảng cốt yếu của con người, không biết nhớ ơn cha mẹ, không đoái nghĩa thầy trò bằng hữu… thậm chí gây tạo biết bao tội lỗi. 

Vì lẽ đó, xã hội ngày càng có nhiều tệ nạn, rất nhiều cá nhân, gia đình và đoàn thể luôn sống trong sự bất an lo lắng.

Đứng trước tình cảnh đó, con người nếu muốn cuộc sống hạnh phúc an vui, thì nhất định phải học và làm theo giáo dục Thánh Hiền, khiến cho lòng người thay đổi, bỏ ác làm lành, gieo cây đức giữ lòng nhân. Mọi suy nghĩ và việc làm đều thuận theo cách ứng xử đạo đức chuẩn mực mà Thánh Hiền đã dạy trong các mối quan hệ của cuộc sống (cha con, vợ chồng, anh em, bạn bè, đồng nghiệp) khiến cho gia đình an vui hạnh phúc, đoàn thể trên dưới một lòng, đất nước phồn vinh, xã hội an định.

Trong lịch sử 4000 năm văn hiến của dân tộc Việt Nam, có rất nhiều tên tuổi của các bậc tài đức, những người đã tiếp nhận và kế thừa tư tưởng giáo dục của Thánh Hiền Nhân xưa như Vua Lê Thánh Tông, Vua Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du… Đây đều là những nhân vật kiệt xuất, đáng để cho chúng ta cũng như con cháu đời sau lấy đó làm tấm gương đức hạnh mà noi theo học tập.

Nội dung cuốn sách

Cuốn sách “Những tấm gương đức hạnh Việt Nam” được biên tập, sắp xếp theo dòng chảy lịch sử. Nội dung các câu chuyện dựa trên tám đức Hiếu – Đễ – Trung – Tín – Lễ – Nghĩa – Liêm – Sỉ, gắn với những nhân vật cụ thể và sự kiện lịch sử của dân tộc. Đây là bộ tài liệu vô cùng quý giá. Chúng ta có thể lấy đó để nghiên cứu học tập, thực hành cũng như phổ biến rộng rãi cho tất cả mọi người trong xã hội, làm rạng ngời văn hóa truyền thống cũng như trao truyền lại cho con cháu đời sau.

Dù lịch sử trải qua bao thăng trầm nhưng chúng ta hãy cố gắng gìn giữ những nét đẹp vốn có của văn hóa truyền thống bởi đó là tinh thần, là linh hồn của dân tộc, từ đó góp phần giúp cho dòng sông văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam không bao giờ ngừng chảy, tô thắm thêm cho vẻ đẹp linh thiêng của đất nước. Chúng ta hãy tiếp nối và phát huy truyền thống tốt đẹp mà những bậc tiền bối vĩ đại đã để lại như sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nói:

“Dân ta phải biết sử ta,

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.

Quá trình sưu tầm và biên tập chắc chắn không tránh khỏi những sai lầm và thiếu sót. Ban biên tập kính mong nhận được sự lượng thứ và đóng góp ý kiến của các Quý độc giả để cuốn sách ngày càng được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, ngày 30 tháng 4 năm 2020

         Nhóm biên tập kính bút!

Kính mời Quý vị cùng đọc chương HIẾU của cuốn sách “NHỮNG TẤM GƯƠNG ĐỨC HẠNH VIỆT NAM”

01.Những tấm gương đức hạnh Việt Nam (HIẾU)

Kính mời Quý vị cùng đọc chương ĐỄ của cuốn sách “NHỮNG TẤM GƯƠNG ĐỨC HẠNH VIỆT NAM”

02.Những tấm gương đức hạnh Việt Nam (ĐỄ)

Kính mời Quý vị cùng đọc chương TRUNG của cuốn sách “NHỮNG TẤM GƯƠNG ĐỨC HẠNH VIỆT NAM”!

03. Những tấm gương đức hạnh Việt Nam (TRUNG)

Kính mời Quý vị cùng đọc chương TÍN của cuốn sách “NHỮNG TẤM GƯƠNG ĐỨC HẠNH VIỆT NAM”

04. Những tấm gương đức hạnh Việt Nam (TÍN)

Kính mời Quý vị cùng đọc chương LỄ của cuốn sách “NHỮNG TẤM GƯƠNG ĐỨC HẠNH VIỆT NAM”

05.Những tấm gương đức hạnh Việt Nam (LỄ)

Kính mời Quý vị cùng đọc chương NGHĨA của cuốn sách “NHỮNG TẤM GƯƠNG ĐỨC HẠNH VIỆT NAM”

06.Những tấm gương đức hạnh Việt Nam (NGHĨA)

Kính mời Quý vị cùng đọc chương LIÊM của cuốn sách “NHỮNG TẤM GƯƠNG ĐỨC HẠNH VIỆT NAM”

07.Những tấm gương đức hạnh Việt Nam (LIÊM)

Kính mời Quý vị cùng đọc chương SỈ của cuốn sách “NHỮNG TẤM GƯƠNG ĐỨC HẠNH VIỆT NAM”

08.Những tấm gương đức hạnh Việt Nam (SỈ)