Làm sao để “nuôi dưỡng tâm hồn” cho trẻ

Làm sao để “nuôi dưỡng tâm hồn” cho trẻ

Nuôi dưỡng tâm hồn trẻ có cần thiết?

Giống như cơ thể, tâm hồn của trẻ nhỏ cũng cần được chăm sóc và nuôi dưỡng bằng những cách thức khác nhau. Với trẻ nhỏ, đời sống tâm hồn phải được vun bùi mỗi ngày từ những điều tưởng như rất đơn giản nhưng nó luôn có đạo lý của quy luật Nguyên nhân – Kết quả.
Ở các Trường Mầm non thuộc Hệ thống Giáo dục Khai Minh Đức, trẻ nhỏ đều được các Cô giáo nuôi dưỡng và phát triển tâm hồn thông qua những hoạt động học tập và sinh hoạt hằng ngày.

Phương pháp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ

1. Dạy về lòng biết ơn

Thời nào cũng vậy, nhân nghĩa luôn là chữ đi đầu. Một người chưa cần biết họ giỏi giang ra sao, tài năng thế nào, chỉ cần họ sống nhân, nghĩa thì đã có phúc đức dồi dào, đẫ được mọi người xung quanh kính trọng.
Chính vì vậy, hơn cả trí tuệ, dạy con biết nhân nghĩa là điều các bậc cha mẹ nên quan tâm. Lòng biết ơn là một trong những yếu tố quyết định nhân cách của trẻ trong tương lai. Dạy trẻ lòng biết ơn để trẻ biết quý trọng mọi thứ mình có được. Dạy trẻ lòng biết ơn để trẻ biết sống có trách nhiệm, có đạo đức và biết tôn trọng mọi người xung quanh.
 

2. Khám phá, gần gũi với thiên nhiên

Hiện nay trẻ nhỏ tiếp xúc với truyền hình, tivi, điện thoại, v…v khiến cho trẻ lười vận động, không muốn tiếp xúc với thế giới bên ngoài.
Khi được gần gũi với thiên nhiên, trẻ sẽ được học hỏi, khám phá thế giới xung quanh cũng như phát huy tối đa tiềm năng về thể chất và tâm hồn. Trẻ em thường xuyên tiếp xúc với thiên nhiên, sẽ nhận được rất nhiều lợi ích vô cùng bất ngờ, góp phần cho sự phát triển toàn diện của trẻ (thể chất, sức đề kháng và trí não).
 

3. Dạy về lòng bao dung, tha thứ

Tha thứ, hiểu theo nghĩa đơn giản có nghĩa là bỏ qua lỗi lầm của người khác. Tha thứ là kết quả của sự khoan dung, yêu thương, nhân từ. Dạy trẻ cách tha thứ cho người khác là cách hiệu quả giúp trẻ hàn gắn nỗi buồn, giữ sự bình an trong tâm hồn và hiểu thêm về những kỹ năng sống vô giá.
Trẻ có tính cởi mở, biết cảm thông với người khác bao giờ cũng dễ kết bạn và được nhiều người yêu quý hơn. Bởi vậy, ngay từ khi còn nhỏ, Cha Mẹ và Thầy Cô tận dụng cơ hội dạy cho con biết về lòng khoan dung và tầm quan trọng của sự tha thứ.

4. Dạy về lời cảm ơn, xin lỗi

Người xưa có câu: “Dạy con từ thủa còn thơ”.
Việc dạy trẻ biết nói lời “cảm ơn”, “xin lỗi” rất quan trọng vì đây là những điều cơ bản trong văn hoá ứng xử. Điều này giúp trẻ nhận biết được điều gì đúng, điều gì sai trong việc duy trì các mối quan hệ. Thói quen này mang lại nhiều lợi ích và dễ thành công trong cuộc sống khi trẻ trưởng thành.

5. Dạy giúp đỡ những người xung quanh

Nhân cách của trẻ nhỏ được hình thành khi trẻ biết yêu thương và chia sẻ. Giúp đỡ người khác được xem là hành động có giá trị nhân văn cao đẹp và khi được thực hiện một cách tự nguyện, nó sẽ hình thành nếp sống đẹp cho trẻ và tác động tích cực tới trẻ trong quá trình phát triển nhân cách.Trẻ được giúp đỡ người khác sẽ xây dựng nhân cách, sự tự tin, trách nhiệm, lòng vị tha. Khi trẻ biết cho đi, trẻ sẽ nhận lại nhiều điều tốt đẹp và được nhiều người giúp đỡ.