Lớp Học Vấn Dạy Con – Phần 4 – Con Trẻ học tập và lao động như thế nào – Tập 1 – Vòng 2
Con cái và học sinh ở nhà ở trường phải làm những việc gì mới trở thành người tốt?
- Khóa trình sáng tối đứa trẻ thực hành luân 1: Phụ tử hữu thân; luân 2 “Trưởng ấu hữu tự” (Mọi việc không có việc gì làm cho bản thân mà toàn là chăm sóc cha mẹ)
- Thức dậy -> sắp xếp chăn màn giường chiếu, mở cửa thông thoáng phòng.’
- Chuẩn bị đồ dùng đánh răng, xúc miệng cho cha mẹ, chuẩn bị ly nước nóng để cho cha mẹ thức dậy uống
- Đứng cung kính trước cửa phòng của cha mẹ đợi cha mẹ thức dậy -> cúi đầu chào, vấn an cha mẹ
- Phục vụ cha mẹ ăn cơm: xới cơm cho cha mẹ, gắp thức ăn cho cha mẹ (cha mẹ ăn xong mới ngồi vào bàn chuẩn bị ăn sáng)
- Luyện tập quét dọn ứng đối, làm những công việc thuộc bổn phận của người con.
- Gia đình có gia quy “Hoặc ăn uống, hoặc đi đứng. Người lớn trước, người nhỏ sau”. VD câu chuyện bố thầy Trần không có phép thầy ăn cơm trước – đây là gia quy gia đình nhà thầy.
- Trong quá trình làm việc cần phải có quy củ (VD hình ảnh học sinh trong quá trình lấy kem đánh răng cho thầy cô cần phải đứng nghiêm cẩn và cung kính)
- Cha nghiêm mẹ hiền. Nghiêm khắc mà yêu cầu con trẻ làm việc (đây là đúng đạo).
- Cho trẻ chịu khổ: “Sáng dậy sớm, tối ngủ trễ” (dậy sớm hơn cha mẹ, ngủ trễ hơn cha mẹ)
- Ở trường học sinh cũng phải đối đãi với các thầy cô như cha mẹ.
- Cho dù con trẻ có ốm sốt vẫn phục vụ cha mẹ -> Hiếu kính vô điều kiện từ tự tánh phát khởi.
Vì sao cần phải làm những việc phục vụ trưởng bối như trên
Chính là câu hỏi: “ Chúng tôi không cần con cái hầu hạ như vậy có được không?
Câu trả lời: Nhất định không thể được vì:
- Học tập kinh điển, học văn hóa truyền thống mà không tự mình đi thực hành, chăm sóc trưởng bối sẽ tăng trưởng sự phù phiếm, ngạo mạn điều này chỉ có hại chứ không có lợi ích cho chính mình -> cha mẹ vẫn phải đau lòng:
VD: đứa trẻ 10 tuổi, làm lớp trưởng, học sinh ưu tú, lễ phép, bình thường cũng học kinh điển Thánh Hiền mà khi mẹ bị bệnh tim mà cả ngày đến rót cho mẹ một ly nước mà cũng không làm (do hàng ngày không được tiếp xúc, có người giúp việc, hàng ngày mẹ khó chịu cũng không nói cho con cái biết, vĩnh viễn chũng cũng không biết) - Nếu không chăm sóc trưởng bối đứa trẻ sẽ không có tâm cảm ơn.
Thực trạng cha mẹ với con cái trong xã hội hiện nay:
- Phần đa cha mẹ hầu hạ và phục vụ, chiều chuộng con cái, dành hết sự quan tâm dành cho con cái mà không có thói quen để con cái quan tâm -> đảo lộn nhân Luân -> quả: cha mẹ như nô bộc, còn con không có tâm cảm ơn, tự tư ích kỷ, thậm chí trở thành nghịch tử -> gia đình loạn, xã hội cũng loạn.
- VD: đứa con giết hại cha mẹ để lấy tiền bảo hiểm mua điện thoại
- VD: đứa con gái có ý niệm không muốn cha mẹ sống lâu để phải hầu hạ họ.
- VD: bố mẹ làm vất vả cho tiền con ăn học, nhưng đứa con lại dùng tiền đó để mua điện thoại cho bạn gái, dẫn bạn gái đi ăn uống vui chơi.
- Cha mẹ có món ngon nhường cho con cái ăn -> tương lai cha mẹ phải ăn đầu cá (VD câu chuyện người mẹ nói thích ăn đầu cá với con)
- Giáo dục Phương Tây ảnh hưởng -> bình đẳng với con cái quá lâu rồi.
- Cha mẹ tình chấp không để cho con cái được phục vụ, hầu hạ.
- Trong nhà có người giúp việc -> cho nên con cái không phải động chân tay vào việc nhà
- Nhiều đứa trẻ học tập VHTT nhưng vẫn là đứa con vô dụng (vì chỉ lý thuyết không được thực hành): VD cô gái trong lớp học về đức hạnh của người phụ nữ.
- Con cái cho học hành bằng cấp nhưng trên thực tế thì không liên quan đến cuộc sống -> đời sống thiếu quy củ, tâm ý bộp chộp, không thể tiến đến trí tuệ được. (VD: sinh viên ở ký túc xá; )
Lợi ích của việc trẻ được phục vụ trưởng bối và làm những công việc quét dọn ứng đối thuộc bổn phận của chúng:
- Không việc nào làm cho chính mình -> đây chính là trì giới không tự tư. Hàng ngày đều đặn làm -> trì giới -> sinh định -> sinh tuệ. Trì tiểu giới thành đại giới. Không tự tư là nền tảng của Thánh Hiền.
- Những đứa trẻ ở trường VHTT hàng ngày thực hành chăm sóc thầy cô, quét dọn ứng đối, làm nhiều việc vất vả … -> kết quả: khỏe mạnh, linh hoạt thông minh, tấm lý không có bệnh tật, còn trong xã hội những đứa trẻ bệnh gì cũng có, chứng trầm cảm, bệnh tâm lý… (vì đúng với Ngũ luân, ngũ thường ở phần 1 dạy trẻ điều gì, đúng với đạo thì đứa trẻ đều sẽ khỏe mạnh -> đây phù hợp với đạo lý tự nhiên).
- Tạo tình cảm sâu sắc giữa thầy cô với học trò, cha mẹ với con cái (VD: Những đứa trẻ trong trường VHTT lâu ngày không gặp cha mẹ trưởng bối mà khi gặp chúng thân thiết, rửa chân bóp vai … chăm sóc trưởng bối; Những đứa trẻ biết quan tâm đến sức khỏe của cô giáo khi thấy cô ăn ít …)
- Thầy cô và cha mẹ để cho trẻ thực hành những điều này chính là bố thí ơn đức cho trẻ -> quả sẽ có người con, người trò hiếu thảo.
- Con nít để chúng chịu khổ một chút mới tốt, chúng sẽ khỏe mạnh (VD đứa trẻ ăn bánh bao với cải muối mà vẫn to cao 1,8m; thầy Trần tuổi thơ khó khổ không bồi dưỡng gì mà vẫn to cao > 1,8m)
Bài học rút ra:
- Cha mẹ và thầy cô cần phối hợp (ở nhà và ở trường đều tạo cơ hội cho trẻ được thực hiện và làm các công việc thuộc bổn phận này)
- Tạo cơ hội cho trẻ chăm sóc và lao động làm việc -> đây là từ bi, là bố thí ơn đức cho đứa trẻ -> quả sẽ có người con, người học trò hiếu thảo.
- Nên áp dụng phương pháp đổi con cho nhau mà dạy -> hiệu quả
- Còn nhỏ nên để cho trẻ làm những bổn phận trên cho quen, để lớn mới yêu cầu làm thì “khó hơn lên trời”
- Tâm của cha mẹ thầy cô trong quá trình cho con làm bổn phận trên mà mức độ khẩn thiết khác nhau thì có kết quả khác nhau.
- Mọi sự thuận theo tự nhiên đều tốt (đây là đúng đạo) -> đứa trẻ phát triển khỏe mạnh, tâm ý không bị biến thái, méo mó.
- Cho trẻ chịu khổ mới tốt.