SỨC KHỎE HỌC ĐƯỜNG

SỨC KHỎE HỌC ĐƯỜNG

Quy định chung

  • Trẻ được kiểm tra sức khỏe toàn diện định kỳ mỗi năm một lần. 
  • Trẻ bị hen suyễn phải luôn có thuốc bên mình. Nhà trường cần được thông báo về trường hợp trẻ bị hen suyễn để các Cô giáo có thể chú ý và biết cách hỗ trợ khi trẻ lên cơn hen ở trường.
  • Hệ thống Giáo dục Khai Minh Đức sẽ mời các chuyên gia y tế tới đào tạo chuyên môn và hướng dẫn kinh nghiệm xử lý tình huống khẩn cấp cho tất cả các cán bộ y tế và Thầy Cô giáo để có thể kịp thời xử lý các tình huống khẩn cấp. Giáo viên hoặc nhân viên y tế của trường sẽ giúp trẻ bị bệnh hoặc bị thương trong khi học tại trường. Nhà trường sẽ liên lạc với Phụ huynh để đón trẻ về nhà khi trẻ bị bệnh và không thể tiếp tục học. Bất kỳ trẻ nào được chăm sóc ở phòng y tế của trường sẽ được thông báo cho Phụ huynh biết.
  • Phụ huynh cần cung cấp đầy đủ thông tin cho giáo viên chủ nhiệm khi có những thay đổi về sức khỏe của trẻ hoặc nhu cầu chăm sóc trẻ một cách đặc biệt để giáo viên điều chỉnh hoạt động học tập, chăm sóc trẻ hàng ngày cho phù hợp.
  • Phụ huynh vui lòng thông báo với Nhà trường khi có bất kỳ thay đổi nào về số điện thoại để Nhà trường có thể liên lạc với Bố Mẹ trong trường hợp khẩn cấp.

Tai nạn ốm đau và cấp cứu y khoa

PHÂN LOẠI 

MÔ TẢ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE

XỬ LÝ

Tai nạn ốm đau NHẸ

Bao gồm: Đau đầu, ho, sốt dưới 39 độ C, vết thương đơn giản, chảy máu cam… và các ốm đau tai nạn khác không gây hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh.

Giáo viên gọi điện thông báo cho Phụ huynh để trao đổi tình trạng của trẻ và thống nhất phương pháp xử lý, chăm sóc trẻ.

Tai nạn ốm đau NẶNG

Bao gồm (nhưng không giới hạn): Sốt cao trên 39 độ C, khó thở, tai nạn gây chảy máu nhiều, hạn chế vận động nhưng còn tỉnh táo, bỏng độ II, III, hóc dị vật còn thở được, ngộ độc, dị ứng không kèm theo biểu hiện kích thích, khó thở, tím tái…

Sau khi thu thập thông tin sự việc và xác định nhanh nguyên nhân tai nạn, Ban Giám hiệu gọi điện thông báo tình hình cho Phụ huynh, tư vấn cho Phụ huynh lựa chọn bệnh viện sẽ chuyển trẻ tới cấp cứu (bệnh viện gần nhất hoặc bệnh viện có chuyên khoa phù hợp nhất) và yêu cầu Phụ huynh có mặt tại bệnh viện sớm nhất. Phụ huynh là người ra quyết định cuối cùng về việc lựa chọn bệnh viện.

Tai nạn ốm đau NGHIÊM TRỌNG

 

Bao gồm (nhưng không giới hạn): bệnh tim, hen tái phát gây ngừng thở, bỏng độ IV, V, vết thương đứt động mạch, hóc dị vật kèm theo biểu hiện vật vã, tím tái, ngừng thở, ngừng tim, đuối nước đã bất tỉnh, ngừng hô hấp…

 

Đăng ký sử dụng thuốc tại trường

Nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả trong sử dụng thuốc, tránh ngộ độc thuốc cũng như các phản ứng phụ gây ra do sử dụng thuốc không đúng cách, Phụ huynh xin lưu ý một số quy định trong việc sử dụng thuốc và chăm sóc sức khoẻ trẻ tại trường như sau:

  • Các loại thuốc Phụ huynh gửi cho trẻ uống tại trường cần có đơn thuốc do bác sĩ chỉ định. Nhà trường từ chối nhận thuốc nếu thuốc không có đơn bác sĩ, không có nhãn mác, hạn sử dụng, nơi sản xuất (bao gồm cả trường hợp thuốc có đơn của bác sĩ nhưng không có nhãn mác, hạn sử dụng, nơi sản xuất).
  • Với các loại thuốc không cần đơn chỉ định của bác sĩ, Nhà trường chỉ nhận các loại thuốc siro điều trị triệu chứng, nước muối nhỏ mũi, oresol. Khi trẻ có dấu hiệu sốt cao, bệnh nặng, bệnh lây nhiễm, đề nghị Phụ huynh cho con đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa, chăm sóc tại gia đình và thông báo cho Nhà trường về tình trạng bệnh của con.
  • Các loại thuốc viên, thuốc gói dạng bột cần còn nguyên bao gói bảo vệ, Nhà trường không nhận thuốc viên, gói dùng dở.
  • Phụ huynh chịu trách nhiệm nếu cho con mang thuốc đến trường và tự ý sử dụng mà không thông qua phòng y tế của Nhà trường

Bệnh Truyền nhiễm

  • Trường hợp trẻ bị mắc các bệnh lây nhiễm, gia đình cần kịp thời cung cấp thông tin tình trạng bệnh cho Nhà trường để phối hợp phòng dịch cho các trẻ khác.
  • Khi trẻ mắc bệnh truyền nhiễm, nhiễm khuẩn, bệnh da liễu, bệnh dịch (sởi, quai bị, ho gà, thuỷ đậu, đau mắt…), sốt cao hoặc có triệu chứng bất thường, Phụ huynh nên chăm sóc trẻ tại nhà và kịp thời đưa trẻ đi khám bệnh. Nhà trường chỉ nhận trẻ vào lớp sau khi có ý kiến xác nhận của cán bộ y tế về tình trạng sức khoẻ của trẻ. 
  • Trẻ bị nôn mửa hoặc tiêu chảy cần nghỉ ở nhà trong 48 giờ sau lần cuối phát bệnh.
  • Nếu nhiệt độ cơ thể của trẻ cao trên 37,5 độ C thì trẻ nên được chăm sóc ở nhà ít nhất trong vòng 24 tiếng.
  • Một số gợi ý về việc trẻ được coi là đang mắc bệnh truyền nhiễm trong các giai đoạn sau đây
  1. Thủy đậu: 5 ngày kể từ khi bắt đầu phát ban cho đến khi các bọng nước bắt đầu khô. Triệu chứng: sốt, nhức đầu, nốt đậu hoặc mụn nước bắt đầu xuất hiện trên cơ thể và lan ra mặt và chân tay.
  2. Sởi Đức (Rubella): 6 ngày kể từ khi bắt đầu phát ban. Triệu chứng: phát ban đỏ phần nhiều ở trên cổ.
  3. Sởi: 4 ngày kể từ ngày phát ban. Triệu chứng: Sốt, nhức đầu, phát ban toàn thân.
  4. Quai bị: 5 ngày sau khi xuất hiện sưng tuyến mang tai hoặc đến khi triệu chứng sưng giảm hẳn. Triệu chứng: sốt, sưng và đau của các tuyến ở góc hàm.
  5. Viêm gan truyền nhiễm: 7 ngày kể từ ngày xuất hiện vàng da hay 7 ngày kể từ khi xuất hiện các triệu chứng nếu không có vàng da. Triệu chứng: đau đầu, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, thường có sốt. Da và mắt có thể chuyển sang màu vàng.
  6. Viêm kết mạc (mắt đỏ): Trẻ không nên đi học cho đến khi điều trị có hiệu quả hay đến khi không ghèn. Bệnh có tính chất lây nhiễm cao và nên được điều trị ngay lập tức. Triệu chứng: ngứa, đỏ, chảy nước mắt và ghèn.
  7. Chấy (rận): nếu một trẻ có chấy hoặc trứng chấy, Nhà trường sẽ thông báo với Phụ huynh đón trẻ về nhà. Cả lớp sẽ được kiểm tra và được gửi thư thông báo về nhà. Khi việc điều trị chấy có hiệu quả và trẻ không còn chấy hay trứng chấy, trẻ có thể đi học lại hoặc trẻ sẽ được ngủ riêng ở một khu vực trong phạm vi phòng ngủ.
  8. Tay, chân và miệng: 5 -7 ngày kể từ khi bệnh được phát hiện hoặc cho tới khi khỏi hẳn. Triệu chứng: sốt, nhức đầu, đau họng, bị loét hay bóng nước bên trong hay xung quanh miệng, lở loét hay phát ban trong lòng bàn tay hay lòng bàn chân.
  9. Chốc lở: Đến khi các vết thương hình thành lớp bao phủ hoặc chữa lành, hoặc sau 48 giờ đầu điều trị thuốc. Triệu chứng: dịch hoặc các mụn nước chứa đầy mủ hoặc lở loét trên chân hoặc bàn chân và cuối cùng trở thành các vết loét sâu.
  10. Ghẻ: Trẻ có thể trở lại trường học sau đợt điều trị đầu tiên. Triệu chứng: phát ban và ngứa dữ dội.

SỔ TAY PHỤ HUYNH HỌC SINH chi tiết